PhamHongThaiGL
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

PhamHongThaiGL

---Welcome To PHT School---
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Các Bài văn thuyết minh

Go down 
Tác giảThông điệp
Black_Star
Admin
Black_Star


Tổng số bài gửi : 43
Join date : 09/01/2010
Age : 27
Đến từ : Phía Đông Vườn Địa Đàng

Các Bài văn thuyết minh Empty
Bài gửiTiêu đề: Các Bài văn thuyết minh   Các Bài văn thuyết minh EmptySat Jan 09, 2010 10:06 pm

[b]Thuyết Minh Về món ăn dân tộc ( bánh chưng )
Dân tộc nào cũng có thức ăn truyền thống. Song chưa thấy dân tộc nào có một thức ăn vừa độc đáo, vừa ngon lành, vừa bổ, vừa gắn liền với truyền thuyết dân tộc lâu đời, lại vừa có nhiều ý nghĩa sâu xa về vũ trụ, nhân sinh như bánh chưng, bánh dầy của Việt Nam.
Trích từ: www.VanMau.Com
Bánh chưng hình vuông, màu xanh, tượng trưng trái Đất, âm. Bánh dầy hình tròn, màu trắng, tượng trưng Trời, dương, thể hiện triết lý Âm Dương, Dịch, Biện chứng Đông Phương nói chung và triết lý Vuông Tròn của Việt Nam nói riêng.
Trích từ: www.VanMau.Com
Bánh chưng âm giành cho Mẹ, bánh dầy dương giành cho Cha. Bánh chưng bánh dầy là thức ăn trang trọng, cao quí nhất để cúng Tổ tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn, bao la như trời đất của cha mẹ.
Trích từ: www.VanMau.Com
Theo truyền thuyết, bánh chưng bánh dầy có từ thời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi phá xong giặc Ân.Vua muốn truyền ngôi cho con, nhân dịp đầu xuân, mới hội các con mà bảo rằng: ”Con nào tìm được thức ngon lành để bày cỗ có ý nghĩa hay thì ta truyền ngôi cho”.
Trích từ: www.VanMau.Com
Các con trai đua nhau kiếm của con vật lạ, hy vọng được làm vua. Người con trai thứ mười tám của Hùng Vương thứ 6 là Lang Lèo (tên chữ gọi là Tiết Liêu), tính tình thuần hậu, chí hiếu, song vì mẹ mất sớm, không có người mẹ chỉ vẽ cho, nên rất lo lắng không biết làm sao, bỗng nằm mơ thấy Thần Đèn bảo: ”Vật trong trời đất không có gì quí bằng gạo, là thức ăn nuôi sống người. Nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng trưng Trời Đất. Lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột để tượng hình cha mẹ sinh thành”.
Trích từ: www.VanMau.Com
Lang Lèo (sau có người gọi Lang Liêu) tỉnh dậy, mừng rỡ làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp, đậu xanh thật tốt, thịt lợn (heo) ba rọi dày thật tươi.
Trích từ: www.VanMau.Com
Đến hẹn, các lang (con vua) đều đem cỗ tới, đủ cả sơn hào hải vị. Lang Lèo chỉ có bánh Dầy bánh Chưng. Vua lấy làm lạ hỏi, ông đem thần mộng tâu lên. Vua nếm bánh, thấy ngon, lại khen có ý nghĩa hay, bèn truyền ngôi cho Lang Lèo, tức đời vua Hùng Vương thứ 7.
Trích từ: www.VanMau.Com
Từ đó, cứ đến Têt nguyên đán hay các đám cưới, đám tang, dân gian bắt chước làm theo, sau thành tục lệ để cúng Tổ tiên, cúng Trời Đất.
Trích từ: www.VanMau.Com
Bánh chưng độc đáo, sáng tạo, đậm đà bản sắc dân tộc còn ở những vật liệu và cách gói, cách nấu. Lúa gạo thì tượng trưng cho nền văn hóa lúa nước, nhiệt đới, nóng và ẩm, được chế biến dưới nhiều hình thức khác nhau, mang tính đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam hay Đông Nam Á. Người Trung Hoa ưa chế biến từ bột mì hơn; người Ấn Độ thì ưa chế biến từ kê…
Trích từ: www.VanMau.Com
Thịt lợn hay heo được coi là lành nhất, nên các bệnh viện ngày nay thường chỉ sử dụng lọai thịt heo chứ không dùng thịt bò hay thịt gà là thức ăn chính cho bệnh nhân. Người Việt thích thịt luộc hay nấu. Đậu xanh vừa ngon lành vừa bổ dưỡng. Bánh chưng như thế rất nhiều chất, đặc trưng của các món ăn Việt Nam.
Trích từ: www.VanMau.Com
Độc đáo hơn nữa, khi nấu trong một thời gian khá dài thường trên 10 tiếng, phải để lửa râm râm, bánh mới ngon. Nấu bằng lò gas, tuy nhanh, nóng quá cũng sẽ không ngon. Vì được gói bằng lá dong, bánh chưng vừa xanh vừa đẹp, thơm hơn lá chuối. Phải gói thật kín, không cho nước vào trong, bánh mới ngon. Lạt phải buộc thật chật, chắc; gói lỏng tay, ăn không ngon. Song nếu chắc quá, bánh cũng không ngon.
Trích từ: www.VanMau.Com
Tuy gọi là luộc (người Việt Nam thích luộc, người Trung Quốc thích quay), song vì nước không tiếp xúc với vật liệu được luộc, nên lại là hình thức hấp hay chưng (chưng cách thủy), khiến giữ nguyên được chất ngọt của gạo, thịt, đậu!
Trích từ: www.VanMau.Com
Có lẽ vì cách chế biến bằng chưng, nên mới gọi là bánh chưng. Vì thời gian chưng lâu nên các hạt gạo mềm nhừ quyện lấy nhau, khác hẳn với xôi khi người ta “đồ”, khi hạt gạo nhừ quyện vào nhau như thế, người ta gọi bánh chưng “rền”. Vì nấu lâu như thế, các vật liệu như thịt (phải là thịt vừa nạc vừa mỡ mới ngon; chỉ thịt nạc, nhân bánh sẽ khô), gạo, đậu đều nhừ. Cũng vì thời gian chưng lâu, khiến các chất như thịt, gạo đậu nhừ, có đủ thời gian chan hòa, ngấm vào nhau, trở thành hương vị tổng hợp độc đáo, cũng mang một triết lý sống chan hòa, hòa đồng của dân tộc ta.
Trích từ: www.VanMau.Com
Cách chế biến như thế rất độc đáo, công phu. Bánh chưng nhất là bánh dầy có thể để lâu được. Khi ăn bánh chưng, người ta có thể chấm với các lọai mật hay với nước mắm thật ngon, giàu chất đạm; cũng có thể ăn thêm với củ hành muối, củ cải dầm hay dưa món… Dân Bắc Ninh xưa thích nấu bánh chưng, nhân vừa thịt vừa đường!
Trích từ: www.VanMau.Com
Bánh chưng, bánh dầy quả thật là một món ăn độc đáo có một không hai của dân tộc. Bánh chưng là một trong những bằng chứng cụ thể chứng tỏ văn hóa ẩm thực Việt Nam có nhiều tiềm năng khiến Việt Nam trở thành một cường quốc về văn hóa ẩm thực!
Về Đầu Trang Go down
https://phtpku.forumvi.com
Black_Star
Admin
Black_Star


Tổng số bài gửi : 43
Join date : 09/01/2010
Age : 27
Đến từ : Phía Đông Vườn Địa Đàng

Các Bài văn thuyết minh Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Các Bài văn thuyết minh   Các Bài văn thuyết minh EmptySat Jan 09, 2010 10:09 pm

Thuyết minh về danh lam thắng cảnh quê hương
Đền Hùng
"Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba."

Giỗ tổ Hùng Vương hay lễ hội đền Hùng là một lễ hội lớn mang tầm vóc quốc gia ở Việt Nam. Hàng năm, vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, hàng vạn người từ khắp mọi miền tổ quốc đổ về đền Hùng để tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc.

Đền Hùng là một khu du lịch nổi tiếng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, huyện Phong Châu, tỉnh Vĩnh Phú cách Hà Nội 100km về phía Bắc. Đó là một quần thể kiến trúc bao gồm lăng tẩm, đền, miếu cổ kính. Do những biến động của lịch sử và sự khắc nghiệt của thời gian, các kiến trúc ở đền Hùng đã được trùng tu và xây dựng lại nhiều lần, gần đây nhất là vào năm 1922. Từ chân núi đi lên, qua cổng đền, điểm dừng chân của du khách là đền Hạ, tương truyền là nơi bà Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng. Trăm trứng ấy đẻ ra trăm người con, năm mươi người theo cha xuống biển, bốn chín người theo mẹ lên núi. Người con ở lại làm vua, lấy tên là Hùng Vương (thứ nhất). Qua đền Hạ là đền Trung, nơi các vua Hùng dùng làm nơi họp bàn với các Lạc hầu, Lạc tướng. Trên đỉnh núi là đền Thượng là lăng Hùng Vương thứ sáu (trong dân gian gọi là mộ tổ) từ đền Thượng đi xuống phía Tây nam là đền Giếng, nơi có cái giếng đá quanh năm nước trong vắt. Tương truyền ngày xưa các công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa, con vua Hùng Vương thứ mười tám, thường tới gội đầu tại đó.

Lễ hội đền Hùng bao gồm những hoạt động văn hóa, văn nghệ mang tính chất nghi thức truyền thống và những hoạt động văn hóa dân gian khác... Các hoạt động văn hóa mang tính chất nghi thức còn lại đến ngày nay là lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương. Đó là hai nghi lễ được cử hành đồng thời trong ngày chính hội. Đám rước kiệu xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền để tới đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương. Đó là một đám rước tưng bừng những âm thanh của các nhạc cụ cổ truyền và màu sắc sặc sỡ của bạt ngàn cờ, hoa, lọng, kiệu, trang phục truyền thống... Dưới tán lá mát rượi của những cây trò, cây mỡ cổ thụ và âm vang trầm bổng của trống đồng, đám rước như một con rồng uốn lượn trên những bậc đá huyền thoại để tới đỉnh núi Thiêng.

Góp phần vào sự quyến rũ của ngày lễ hội, ngoài những nghi thức rước lễ còn những hoạt động văn hóa quần chúng đặc sắc. Đó là những cuộc thi hát xoan (tức hát ghẹo), một hình thức dân ca đặc biệt của Vĩnh Phú, những cuộc thi vật, thi kéo co, hay thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc, nơi các vua Hùng luyện tập các đoàn thủy binh luyện chiến.

Người hành hương tới đền Hùng không chỉ để vãn cảnh hay tham dự vào cái không khí tưng bưng của ngày hội mà còn vì nhu cầu của đời sống tâm linh. Mỗi người hành hương đều cố thắp lên vài nén hương khi tới đất Tổ để nhờ làn khói thơm nói hộ những điều tâm niệm của mình với tổ tiên. Trong tâm hồn người Việt thì mỗi nắm đất, gốc cây nơi đây đều linh thiêng và chẳng có gì khó hiểu khi nhìn thấy những gốc cây, hốc đá cắm đỏ những chân hương.

Trẩy hội Đền Hùng là truyền thống văn hóa đẹp của người Việt Nam. Trong rất nhiều những ngày hội được tổ chức trên khắp đất nước, hội đền Hùng vẫn được coi là hội linh thiêng nhất bởi đó là nơi mỗi người Việt Nam nhớ về cội nguồn và truyền thống oai hùng, hiển hách của cha ông.



"Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba."



Giỗ tổ Hùng Vương hay lễ hội đền Hùng là một lễ hội lớn mang tầm vóc quốc gia ở Việt Nam. Hàng năm, vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, hàng vạn người từ khắp mọi miền tổ quốc đổ về đền Hùng để tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc.

Đền Hùng là một khu du lịch nổi tiếng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, huyện Phong Châu, tỉnh Vĩnh Phú cách Hà Nội 100km về phía Bắc. Đó là một quần thể kiến trúc bao gồm lăng tẩm, đền, miếu cổ kính. Do những biến động của lịch sử và sự khắc nghiệt của thời gian, các kiến trúc ở đền Hùng đã được trùng tu và xây dựng lại nhiều lần, gần đây nhất là vào năm 1922. Từ chân núi đi lên, qua cổng đền, điểm dừng chân của du khách là đền Hạ, tương truyền là nơi bà Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng. Trăm trứng ấy đẻ ra trăm người con, năm mươi người theo cha xuống biển, bốn chín người theo mẹ lên núi. Người con ở lại làm vua, lấy tên là Hùng Vương (thứ nhất). Qua đền Hạ là đền Trung, nơi các vua Hùng dùng làm nơi họp bàn với các Lạc hầu, Lạc tướng. Trên đỉnh núi là đền Thượng là lăng Hùng Vương thứ sáu (trong dân gian gọi là mộ tổ) từ đền Thượng đi xuống phía Tây nam là đền Giếng, nơi có cái giếng đá quanh năm nước trong vắt. Tương truyền ngày xưa các công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa, con vua Hùng Vương thứ mười tám, thường tới gội đầu tại đó.

Lễ hội đền Hùng bao gồm những hoạt động văn hóa, văn nghệ mang tính chất nghi thức truyền thống và những hoạt động văn hóa dân gian khác... Các hoạt động văn hóa mang tính chất nghi thức còn lại đến ngày nay là lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương. Đó là hai nghi lễ được cử hành đồng thời trong ngày chính hội. Đám rước kiệu xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền để tới đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương. Đó là một đám rước tưng bừng những âm thanh của các nhạc cụ cổ truyền và màu sắc sặc sỡ của bạt ngàn cờ, hoa, lọng, kiệu, trang phục truyền thống... Dưới tán lá mát rượi của những cây trò, cây mỡ cổ thụ và âm vang trầm bổng của trống đồng, đám rước như một con rồng uốn lượn trên những bậc đá huyền thoại để tới đỉnh núi Thiêng.

Góp phần vào sự quyến rũ của ngày lễ hội, ngoài những nghi thức rước lễ còn những hoạt động văn hóa quần chúng đặc sắc. Đó là những cuộc thi hát xoan (tức hát ghẹo), một hình thức dân ca đặc biệt của Vĩnh Phú, những cuộc thi vật, thi kéo co, hay thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc, nơi các vua Hùng luyện tập các đoàn thủy binh luyện chiến.

Người hành hương tới đền Hùng không chỉ để vãn cảnh hay tham dự vào cái không khí tưng bưng của ngày hội mà còn vì nhu cầu của đời sống tâm linh. Mỗi người hành hương đều cố thắp lên vài nén hương khi tới đất Tổ để nhờ làn khói thơm nói hộ những điều tâm niệm của mình với tổ tiên. Trong tâm hồn người Việt thì mỗi nắm đất, gốc cây nơi đây đều linh thiêng và chẳng có gì khó hiểu khi nhìn thấy những gốc cây, hốc đá cắm đỏ những chân hương.

Trẩy hội Đền Hùng là truyền thống văn hóa đẹp của người Việt Nam. Trong rất nhiều những ngày hội được tổ chức trên khắp đất nước, hội đền Hùng vẫn được coi là hội linh thiêng nhất bởi đó là nơi mỗi người Việt Nam nhớ về cội nguồn và truyền thống oai hùng, hiển hách của cha ông.
Về Đầu Trang Go down
https://phtpku.forumvi.com
Black_Star
Admin
Black_Star


Tổng số bài gửi : 43
Join date : 09/01/2010
Age : 27
Đến từ : Phía Đông Vườn Địa Đàng

Các Bài văn thuyết minh Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Các Bài văn thuyết minh   Các Bài văn thuyết minh EmptySat Jan 09, 2010 10:10 pm

Thuyết Minh Về Hoa Mai
Nếu đào là hoa tiêu biểu cho Tết trên đất Bắc thì mai tượng trưng cho những ngày Xuân ở miền Nam. Giàu hay nghèo, mọi gia đình đều có một cành mai trong những ngày Tết, nhiều nhà ngoài cội mai già trước sân, bàn thờ ông bà, còn chưng mai trên bàn thờ Phật, phòng khách và ngay cả trên phần mộ tổ tiên ngoài nghĩa trang.

Không rõ trên đất Bắc có mấy loại hoa đào, riêng ở miền Nam có thể phân biệt bốn loại mai, từ khi còn học ở bậc trung học tôi đã được chỉ cho thấy bốn loại hoa này ở Vạn Mai Niên, thành phố Sa Đéc.

1.Mai vàng hay huỳnh mai : Phổ biến nhất, được trồng hay mọc tự nhiên ở rừng còi hoặc rừng thưa. Tên khoa học Ochna integerrina (Lour) Merr (O. Harmandii Lec.), họ Mai cao tới 6 mét, lá dầy, hoa có cuống dài thường trổ vào thời gian Tết, 5-10 cánh vàng mỏng dễ rụng, nhiều tiểu nhuỵ, hoa có thể cho tới 10 trái màu đen hột cứng. Vỏ cây có vị đắng, được dùng làm thuốc khai vị.
Có người gọi mai vàng là Lạp Mai theo giả thuyết mai có nguồn gốc từ xứ Chân Lạp.
Mai vàng còn có tên là Nam Chi, do thông thường trên một cành mai những hoa ở hướng Nam nở trước. Cũng do điển tích trong các loài điểu thú chỉ có Việt Điểu thích đậu trên cành mai, chim khác không chọn cành mai để đậu :

Ngựa Hồ nhớ đất Bắc, nghe hơi gió từ phương Bắc thổi tới thì cất tiếng hí lên ảo não, còn Việt Điểu chỉ đậu cành Nam, câu nầy còn tượng trưng cho lòng ái quốc, cụ Phan Bội Châu dùng làm bút hiệu Phan Sào Nam.

2. Mai Đỏ hay Mai Tứ Quí: Cây nhỏ, thường được trồng làm kiểng do đài đồng trưởng màu đỏ hợp cùng những trái nhỏ nhân cứng màu đen trông đẹp mắt. Tên khoa học Ochna atropurpurea DC.họ Mai. Lá dầy và cứng, bìa có răng, hoa 5 cánh vàng, nhiều tiểu nhuỵ, trổ quanh năm, màu đỏ thường thấy là của lá đài đồng trưởng, không phải là cánh hoa.

3. Mai trắng hay Bạch Mai: Cao tới 25 mét, thân thẳng, vỏ cây có màu hơi đỏ khi bị tróc, thường được trồng. Tên khoa học Ochrocarpus siamensis T. Anders Var. odoratisimus Pierre (?) cùng họ với cây mù u, khác với mai vàng và mai đỏ đẹp do sắc nhưng không hương, hoa bạch mai có 4 cánh trắng nhỏ rất thơm, nhiều tiểu nhuỵ, trái có một hột cứng.

4. Mai Chiếu Thuỷ: Cây nhỏ được trồng làm kiểng do cho lá đẹp và hoa thơm. Tên khoa học Wrightia religiosa (Teisjm & Binn.) Hook., không có họ hàng với ba loài mai kể trên, cùng họ với cây Trước Đào. Lá mỏng hai mặt cùng lợt màu, hoa nhỏ với 5 cánh trắng, cuống hoa dài xụ xuống.

Ngoài bốn loại mai vừa kể thường được thấy ở miền Nam và miền Trung, theo sách vở, đất Bắc có một giống mai khác gọi là mai bắc, giống cây đào, cây mận thuộc họ hường, tên khoa học Prunus sp (có người gọi là Cây Mơ hay Hạnh Mai dùng làm ô mai). Mai bắc lại có nhiều loại: Giang mai, thường gặp ở bờ sông; Lãnh mai, mọc trên núi; Giả mai, gặp ở đồng bằng và Cung mai, được trồng ở ngự viên hay cung điện của ông hoàng bà chúa.

Trung Hoa có nhiều mai bắc, họ hàng với mai miền Bắc Việt Nam. Những nơi có mai bắc được truyền tụng ở Trung Hoa là: Thượng Mai Sơn và Hạ Mai Sơn thuộc huyện An Hòa tỉnh Hồ Nam, Mai Sơn Trang phía đông huyện Lô Giang tỉnh An Huy và Mai Hoa Lãnh thuộc huyện Giang Tô tỉnh Giang Đô.

Thế nào là một cành mai đẹp? Thông thường người mua mai chọn những cành cong queo, có nhánh gọi là mai gầy hơn những cành suôn đuột. Tuy nhiên, một cành mai "đẹp" toàn diện phải hội đủ các yếu tố sau đây: có cành Văn lẫn Võ (nhánh ngang, nhánh đứng) tượng trưng cho sự phối hợp cương nhu, cành Quân lẫn cành Thần (ngắn, dài) biểu hiệu cho nghi lễ, cành Phụ lẫn cành Tử (lớn, nhỏ ) của tình cha con, hoa phải lưỡng phái, nghĩa là có nhụy đực lẫn nhuỵ cái nói lên sự cao quí của nghĩa phu thê. Người biết chơi hoa mai mua những nhánh có hoa còn phong nhụy, ước lượng đến mùng một, mùng hai Tết thì hoa nở rộ, tay mơ mua hoa nở, tới Tết hoa rụng hết chỉ còn trơ trọi cành.

Mua về đến nhà, cành mai được đốt gốc trước khi cắm vô bình, có người bỏ thuốc Aspirine trong nước để giữ cho hoa nở đều, lâu tàn, lâu rụng. Mai tứ quí, mai trắng, mai chiếu thuỷ nằm ở khu bán cây kiểng, có năm thấy bán, năm không, ba loại này thường trồng trong chậu sành. Mai trắng giá rất cao do hiếm và được uốn cong, cắt tỉa theo hình điểu thú hoặc nuôi dưỡng theo lối bonsai Nhật Bản, mai tứ quí và mai chiếu thuỷ thường là nguyên dạng.

Mai vàng được trồng từng cây một ở miền Tây, nhưng mọc hoang ở rừng thưa, rừng còi ở miền Đông Nam phần và Nam Trung phần: Thủ Đức, Biên Hòa, Long Khánh, La Ngà, Khánh Hòa, Đi,h Quán, Túc Trưng, Phan Thiết... là những nơi có rừng mai.

Do thiên nhiên ưu đãi, cách chơi mai của dân miền Đông bảnh hơn người Sài Gòn. Vào trung tuần tháng chạp họ vào rừng, chọn những cành mai tuyệt đẹp, cưa lấy, vác về nhà mà không cần xin phép ai. Đoạn họ lặt hết lá, nhúm lửa thui chỗ vết cắt rồi liệng vô một góc nhà. Hăm ba Tết, sau khi đưa Ông Táo về chầu Ngọc Hoàng, họ lôi những cành mai khô héo, tưởng như đã chết ấy ra, cắm vào bình hoa tráng men màu tím hay màu da cam sản xuất từ lò gốm Biên Hòa, đổ nước vô. Mười năm như một, chỉ vài ngày sau nụ hoa lú ra, lớn dần, rồi hoa nở thật đều vào những ngày ba mươi, mùng một, mùng hai Tết.

Tôi có người quen mới cư ngụ ở Bà Rịa khoảng năm năm, ông nầy có một cội mai già thật lớn và mấy chậu mai tuyệt đẹp trước sân nhà, ông cho biết đó là mai rừng bứng về, nếu tự trồng phải mất ít nhất hai chục năm, mà chưa chắc đã dẹp như vậy. Đầu mùa mưa ông vào rừng lựa gốc mai thật đẹp, đào đất 180 độ quanh gốc mai, cắt đứt rễ con lẫn rễ cái, mai sẽ héo vì đứt rễ, nhưng mưa xuống, rễ con ra, mai sống lại, đầu mùa mưa năm thứ hai ông vào rừng đào nốt 180 độ còn lại quanh gốc mai. Sau hai mùa mưa ông bứng cây mai về nhà, cả gốc lẫn ngọn với hoa lá tốt tươi.

Nhân nói chuyện mai xin ghi ra đây một câu thơ cổ, những chữ trong câu được dùng làm một bài thất ngôn tứ tuyệt, đọc ngược đọc xuôi đều hay. Câu thơ như sau :

" Vị tình lai ký nhất chi mai hữu biệt hoài "


Còn bài thơ là :

Vị tình lai ký nhất chi mai
Ký nhất chi mai hữu biệt hoài
Hoài biệt nhất mai chi nhất ký
Mai chi nhất ký vị tình lai


Bài thơ đã được dịch như sau :

Vì tình gởi lại một cành mai
Gởi một cành mai có biệt hoài
Hoài biệt cành mai xin gởi lại
Vì tình xin lại với cành mai


Mai Việt Nam trổ hoa vào đầu xuân, bên Trung Hoa, do điều kiện địa dư thay đổi, có loại mai ra hoa vào tiết tháng năm, theo như một đoạn thơ của Lý Bạch cảm hứng lúc ngồi uống rượu với Sử Lang Trung trên lầu Hoàng Hạc.

Hoàng hạc lâu trung xuy ngọc địch
Giang thành ngũ nguyệt lạc mai hoa

(Tiếng sáo thổi trong lầu Hoàng hạc
Tháng năm mai rụng chốn Giang thành)


Tặng mai, đề thơ là một thú tiêu khiển tao nhã. Ngày đầu xuân, Lục Khải từ Giang Nam gởi một cành mai tặng bạn là Phạm Ngạc ở Trường An có kèm theo bài thơ :

Chiết mai phùng dịch sứ
Ký dữ lủng đầu nhân
Giang Nam vô sở hữu
Liêu tặng nhất chi xuân

(Bẻ mai gặp trạm sứ
Gởi cho người bạn thân
Giang Nam không vật lạ
Kính tặng một cành xuân)


Xin kể thêm ra đây những vần "thơ mai" được ưa chuộng hồi xưa.

Sương phủ cành mai năm giục hết
Ngày xuân con én lại đưa thoi

(Tản Đà- Năm hết hữu cảm)



...Đất nước miền Nam
Nước lành đất tốt
Nắng thơm mưa ngọt
Vàng son thay đổi hai mùa
Mùa vàng Tết mùa dân tộc
Mùa son mùa Tết học trò
*
Mùa vàng hoa mai hoa cúc
Mùa son hoa phượng hoa vông
Hoa cúc hoa mai vàng rỡ
Hoa vông hoa phượng đỏ hồng...


(Đông Hồ - Vàng son hoa nở hai mùa)


...Mái tranh nhè nhẹ vương tơ khói
Nắng đọng cô liêu vẳng tiếng gà
Muôn cánh mai vàng muôn cánh bướm
Tưng bừng yến tiệc náo làng hoa
Mái đầu giữ lại hồn xuân rụng
Giọt lệ rơi theo nhịp ngón ngà...


(Đông Hồ - Thanh Minh)


...Nụ hồng rải lối liễu tơ phai
Vườn cũ rêu lan, cỏ mọc dài
Bên gốc mai già, Xuân vắng vẻ
Âu sầu thiếu nữ khóc hoa mai

(J. Leiba - Mai rụng)


...Đâu rồi dãy phố hoàng mai ấy!
Trời ba bữa nắng bốn đêm mưa
Đâu dáng thùy dương, thành quách cũ
Đâu tà áo lụa đế đô xưa
Sóng xô một buổi tan khuê các
Khói dậy vài phen nát liễu bồ


(Thùy Khanh - Tết Cố Đô Thời Vàng Son)


Đời nhà Hồ, Lê Cảnh Tuân đi sứ sang Trung Hoa vào dịp Tết, nhớ quê hương, ông đã làm một bài thơ có đoạn:

...Quy kỳ, hà nhật thị,
Lão tận cố hương mai

Tạm dịch:
Ngày nào về quê cũ
Mai già cỗi hết rồi


Tương tợ Lê cảnh Tuân, thi nhân Việt Nam hải ngoại cũng nhớ quê hương, cũng làm thơ "mai" để tỏ bày sự nhung nhớ. Tuy nhiên trong hai loại hoa Xuân phổ thông nhất, đào được dùng làm chất liệu trong thơ văn tương đối nhiều hơn mai, có lẽ do người Việt hải ngoại cư ngụ trên những phần đất ôn đới nhiều hoa đào.
Nét chung của những bài "thơ mai" ở hải ngoại là bâng khuâng nhớ nước, mênh mang nhớ nhà :

...Chiều âm thầm sương muối
Mây phong kín lối về
Bước xuân chiều vời vợi
Lữ thứ sầu lê thê...
*
Bao mùa mai nở trắng
Trắng lối mòn tâm tư
Xuân không về phố lạ
Cũng chẳng về ngõ xưa!...

(Tuệ Nga - Tìm Xuân


...Sáng mùa xuân chim hót
Bâng khuâng mây nhớ nhà
Sáng mùa xuân chim hót
Trắng vườn đóa mai hoa...

(Tuệ Nga - Sáng Mùa Xuân)


Ngày Tết, nhiều người thân ở xứ người nhưng hồn gởi về cố hương, nơi có cha, có mẹ, có cành mai nở vàng

...Mẹ ngồi bên bếp lửa
Tóc bạc, bánh chưng xanh
Cha ngồi bên hương án
Mai nở vàng trên cành...

(Trần Mộng Tú - Xuân)


Người hồi tưởng ngày xuân thời niên thiếu với đầy đủ sắc màu, màu áo mới, sắc mai vàng, câu đối đỏ...

...Em thơ áo mới đi trong ngõ
Lũ trẻ đùa vui đốt pháo xuân
Hạnh phúc trên từng câu đối đỏ
Cành mai vàng nụ nở đầy sân...

(Thụy Khanh - Mùa Xuân Sẽ Đẹp)


Trong ký ức, hình ảnh sinh động của những ngày gần Tết ở quê nhà như cảnh lặt lá mai, không thể nhạt nhòa:

...Tháng chạp nếp thơm vừa kết gié
Khắp cây vú sữa trái căng tròn
Em về lặt lá cành mai cỗi
Là lúc rau cần điểm lộc non...

(Hồ Trường An -Quê Hương)


Cành mai trụi lá trong cánh thơ xuân từ quê hương gây thật nhiều cảm xúc:

...Trên cánh thiệp...một cành mai trụi lá
Cắm bơ vơ trong một chiếc độc bình
Anh đang tưới mồ hồi trên đất lạ
Mà xót em một kiếp sống điêu linh...

(Lưu Văn Giỏi - Thiệp Xuân Đến Muộn)


Và cảnh xuân có mai, thật thanh bình trên quê hương ngày cũ:

...Mùa xuân nào đó trong mây biếc
Gió lùa qua cửa, thoảng hương cau
Vườn ai thấp thoáng mai vàng nở
Bát ngát trời xanh chẳng đổi màu...

(Tạ Tỵ - Xuân Hành)


Tuyết trắng, mai vàng, hai hình ảnh, hai đoạn đường đời tương phản của một người thơ:

...Tuyết phủ mênh mông trắng mái ngoài
Thấy mình ngơ ngác giữa xuân khai!
Hỏi đâu một khoảng đời xuân cũ
Nắng ấm theo vàng những cánh mai...

(Vân Nương - Xuân Khai)


Có người thơ nhân cách hoa mai, ví những đóa hoa mai nở rộ ngày xuân như thiếu nữ cười cợt trong sương:

...Mùa mới chan hòa hương thoảng bay
Hằng Nga hiu quạnh khóc trong mây
Bướm ghen cánh mỏng hoen màu phấn
Nức nụ hoa đời đất trổ mai
*
Nàng xuân cởi áo đua nhan sắc
Xoãi bước vân du khắp đó đây
Tao nhân cạn chén tranh khoa bút
Nàng mai cười rộ tắm sương dầy...

(Mặc Huy - Mai Nở)


Trong ký ức của thi nhân, có câu chuyện hái hoa tặng nàng, nhưng nàng đã không giữ cành hoa đó và đã cất bước sang ngang:

Vói tay ngắt đóa mai vàng
Phân vân chẳng biết tặng nàng nên không!
Nhớ xưa tặng đóa hoa hồng
Tơ vương chúm nụ chút lòng tình si
.........

Em xưa không giữ cánh hồng
Người xưa nay đã theo chồng sang ngang
Quê xa giờ đã Xuân sang
Nhẹ tay ngắt cánh hoa vàng gởi em
.........

Xuân này sót một gốc mai
Vàng hoa cánh rũ, như ai không tình
Gửi em cả lá lẫn cành
Thay hoa hồng cũ để dành làm duyên
Một mai quê hết ưu phiền
Vàng mai nở rộ đất thiêng em về...

(Song Thi - Mai Vàng)


Nhựt Bản có thơ hài cú, ngắn gọn nhưng thường súc tích. Bài thơ dưới đây của một người thơ Việt Nam ở hải ngoại, gồm mười hai tiểu đoạn, mỗi đoạn đều có mai, gợi hình, gợi tình, gợi cảm trong những thời gian, không gian rất đặc thù.


Đầu xuân ngâm hài-cú
Bắt được trong mười bảy vần thơ
Mười bảy đóa hoa mai
*
Xuân về trên phương Bắc
Sao hết nhớ đào lại nhớ mai
Kìa! Kìa! Hoa tuyết bay!
*
Trời giá kinh sợ én
Vườn tuyết riêng mai hé nụ cười
Xuân lấp ló đâu đây
*
Bất chấp trời lạnh giá
Sương búa, tuyết cưa, gió lắc lư
Điềm nhiên mai nở hoa
*
Có mai nên cốt cách
Có tuyết thêm sáng lạn tinh thần
Xuân đủ mười phần xuân
*
Ngắm mai lại nhớ cúc
Ngồi dưới khóm trúc mộng bên lan
Đường lên đồi quanh quanh
*
Dương liễu phơi sắc thắm
Mai khoe rực rỡ vẻ xuân tươi
Yêu hai, đau một đời
*
Trong mai in sắc tuyết
Trong tuyết rơi phấp phới mai bay
Yêu một mà tình hai
*
Ta cùng người tống biệt
Chẳng cần đàn tiễn với rượu đưa
Nhớ mùa mai nở hoa
*
Mai rơi trên tuyết trắng
Tuyết hóa bùn đen dưới chân người
Rơi đâu cũng là rơi
*
Dù ta múa gậy trúc
Nội lực, võ công mức thượng thừa
Thua quyền em mai hoa
*
Gốc mai già vừa hẹn
Cúc chưa tàn rụng tình đã xa
Chưa hết một kỳ hoa

(Hoàng Xuân Thảo - Thập Nhị Mai Hoa)


Hình ảnh cô gái xuân hong những sợi tóc thơm mùi bồ kết bên cội mai vàng nở hoa thật êm đềm, thanh thoát:

...Đầu mùa xuân đất trời vui với nắng
Nụ mai vàng e ấp nở trong sân
Em xõa tóc bay cho nắng thật gần
Hong khô nghìn sợi thơm mùi bồ kết
Rộn rã làm sao những ngày gần Tết...

(Viễn Du - Nắng Xuân phai)


Ngày xuân trên quê hương ngày cũ, trong khung cảnh gia đình êm ấm, cành mai là hình ảnh quen thuộc không thể thiếu, ngày nay ở hải ngoại, có xuân nhưng thiếu tất cả:

...Tìm đâu cho được cành mai ấy
Chồng bánh chưng xanh, pháo đỏ hiên
Đâu cảnh khói hương bay nghi ngút
Cả nhà xum họp lễ gia tiên...

(Phạm Kim Thư - Tết Tha Hương)


...Còn ai đợi Tết, mong Xuân
Lấy ai chúc tụng, ân cần chúc ai
Tìm đâu giò thủy, cành mai
Đi đâu hái lộc cầu tài đầu năm...


(Bách Nam - Tâm Sự Trong Ngày Xuân)


...Hoa cúc cười khoe áo ý vàng
Mai gầy duyên dáng tuổi xuân sang
Mượt nhung thược dược da xinh quá
Gió thở hương thơm những dặm đàng...

(Lê Ngọc Hồ - Chợ Hoa Ngày Trước)


...em mặc áo vàng
về ngang đường nhỏ
sớm mai lộng gió
đồi tà tung tăng
.......
anh ngỡ hoa vàng
bên đường xuân nở...


(Nguyên Nghĩa - Bên Đường Xuân)


Thi nhân ví von tình trúc mai và tình yêu đôi lứa :

...Xuân xưa cô nhỏ thương anh
Trong phong giấy đỏ đựng tình trúc mai
Xuân nay cô nhỏ thương ai
Mà sao tóc rối bay ngoài song thưa...
Về Đầu Trang Go down
https://phtpku.forumvi.com
Sponsored content





Các Bài văn thuyết minh Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Các Bài văn thuyết minh   Các Bài văn thuyết minh Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Các Bài văn thuyết minh
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» thuyết minh về nón lá Vn
» THuyết minh về cây bút bi
» Thuyết Minh Về Chiếc Nón Lá Việt Nam
» thUyết mink về cÂy đÀo......
» thuYết mink về kOn trâu

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
PhamHongThaiGL :: Góc Học Tập-
Chuyển đến